Kinh nghiệm xương máu khi sửa nhà bạn nên biết

Chúng tôi luôn cung cấp những dịch vụ và sản phẩm tốt nhất cho quý khách hàng

Email: thanhktxd07@gmail.com

Hotline: 0933366634-0933366614

(0)
Tiếng Việt Tiếng Anh

Kinh nghiệm xương máu khi sửa nhà bạn nên biết

     Sau một khoảng thời gian dài sử dụng, căn nhà của bạn bắt đầu xuất hiện tình trạng hư hỏng, xuống cấp hoặc bạn có nhu cầu cơi nới, mở rộng thêm phòng thì bạn sẽ cần phải cải tạo, sửa chữa lại căn nhà.

 

Bước 1: Xác định mức độ cần sửa chữa, bạn cần xác định rõ tình trạng căn nhà để có được hình thức sửa chữa, cải tạo phù hợp.

 

     Khi nhà ở bị hư hỏng nhẹ như nứt tường, rò rỉ nước ảnh hưởng đến thẩm mỹ nhưng không ảnh hưởng kết cấu, bạn chỉ cần sửa chữa và duy trì nhà cũ.

     Nếu căn nhà đã quá cũ và xuống cấp, ảnh hưởng thẩm mỹ nhưng không ảnh hưởng đến kết cấu căn nhà, thì bạn chỉ cần phải tân trang lại căn nhà bằng cách thay đổi màu sơn, thiết kế lại nội thất. Bạn có thể nâng cấp, mở rộng căn nhà nếu nhu cầu sử dụng thêm không gian nhà.

     Còn khi căn nhà hư hỏng quá nặng, xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng đến kết cấu, an toàn thì phải cải thiện toàn bộ kết cấu căn nhà. Nếu tốn quá nhiều chi phí cho việc sửa chữa, tốt nhất bạn nên chọn phương án xây mới lại.

 

 

Bước 2: Lập kế hoạch chi tiết, sau khi đã xác định được tình trạng căn nhà, bạn cần lập kế hoạch chi tiết cho quá trình sửa chữa

 

     Thời gian sửa chữa, cần phải lên kế hoạch chi tiết để giảm thiểu tối đa chi phí nhân công.

     Liệt kê chi tiết các hạng mục cần sửa chữa của căn nhà. Điều này khá quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến thời gian, chi phí, vật liệu và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh phí sửa chữa căn nhà của bạn.
     Bạn cũng cần phải có một bản vẽ chi tiết những hạng mục cần phải sửa chữa để có thể có một cái nhìn tổng thể về những công việc cần phải làm.

 

Bước 3: Dự trù kinh phí

 

     Bạn cần tính toán kỹ chi phí trước khi sửa nhà cũ để việc sửa nhà không bị gián đoạn do chi phí này thường có phát sinh so với dự toán ban đầu. Nếu bạn không có kinh nghiệm về việc sửa chữa nhà ở, bạn có thể tham khảo từ người thân, bạn bè hoặc những người đã có kinh nghiệm trong việc sửa chữa nhà. 

     Các chi phí cần dự trù khi sửa chữa, cải tạo nhà cũ gồm: chi phí thiết kế, thuê nhà thầu, vật tư nội thất, chi phí vận chuyển… Để tiết kiệm chi phí, bạn nên thống nhất với kiến trúc sư để thiết kế trong phạm vi ngân sách cho phép.

 

Bước 4: Chọn đơn vị thi công

 

     Nếu như bạn chỉ cần sửa chữa đơn giản thì việc nâng cấp, cải tạo nhà ở cũng không quá phức tạp, bạn có thể tự thực hiện để tiết kiệm chi phí.

     Nhưng nếu trong trường hợp không am hiểu nhiều về lĩnh vực này, bạn nên thuê một đơn vị uy tín để thiết kế, thi công công trình, đảm bảo an toàn và mục đích ban đầu đề ra.

 

 

Bước 5: Xin giấy phép

 

     Theo quy định của pháp luật, trường hợp cải tạo, xây dựng khiến kết cấu chịu lực, công năng sử dụng thay đổi hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường, an toàn công trình thì cần phải xin giấy phép sửa chữa, cải tạo. 

     Điều 96 Luật Xây dựng quy định, khi cần xin giấy phép sửa nhà, bạn cần làm “Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở” gửi UBND cấp huyện kèm theo bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo; bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng nhà ở theo quy định của pháp luật.

     Thời hạn giấy phép sửa chữa là 12 tháng. Nếu hết thời hạn của giấy phép mà bạn chưa thực hiện việc sửa chữa thì bạn sẽ phải xin lại giấy phép nếu muốn tiếp tục thi công hoặc phải làm đơn xin điều chỉnh giấy phép nếu muốn điều chỉnh hạng mục sửa chữa. Nếu chưa thể sửa chữa nhà trong thời hạn, sau 12 tháng thì bạn có thể xin gia hạn giấy phép.

 

Bước 6: Tiến hành sửa chữa

 

     Khi tiến hành sửa chữa, bạn cần lưu ý di chuyển nội thất ra khỏi khu vực thi công, che chắn tránh bụi bẩn. Tập kết vật tư, chuẩn bị đầy đủ điện nước, đảm bảo an toàn, vệ sinh trong quá trình thi công.

 

Bước 7: Nghiệm thu công trình

 

     Trong trường hợp thuê đơn vị thiết kế, thi công cho việc sửa chữa nhà, bạn nên chú ý việc kiểm tra lại các chi tiết như hệ thống điện, đường ống dẫn nước, vấn đề về sàn và các vấn đề về kiến trúc trước khi nghiệm thu để đảm bảo chất lượng công trình. 
 

Zalo